Áo dài nam Áo_dài

Áo dài trong Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội năm 2006Áo dài 5 thân truyền thống

Ban đầu, áo ngũ thân vốn được tạo ra để cả nam và nữ cùng mặc. Tuy nhiên theo thời gian, chiếc áo dài nam dần mất. Vì thế khi nhắc đến áo dài người ta nghĩ ngay đến tà áo dài nữ.

Chiếc áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 cúc làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,... chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc. Áo có 5 thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra. Tay áo rộng, hẹp tùy ý.

Áo mặc thường màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ, diềm tay áo. Thường được mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Thể hiện quan niệm truyền thống đẹp đẽ của người Việt: cái gì đẹp thì nên giấu vào trong. Áo ngũ thân luôn đi kèm với khăn vấn.

Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn vấn cũng là quốc phục của cánh đàn ông. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" (trích sắc dụ này).

Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục cho các viên chức hành chính trong chính phủ: nếu buổi lễ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễ phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng.[6]

Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính áo cổ đứng cho nữ mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo lập lĩnh nữ)

Áo dài nam chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội truyền thống Việt Nam hay hôn lễ. Đặc biệt, tại hội nghị cấp cao APEC 2006 tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà là áo dài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Áo_dài http://saosang.net/thoi-trang/ao-dai-minh-hanh--di... http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/10/3B... http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWee... http://dantri.com.vn/giai-tri/sao-viet-lang-xe-mot... http://dantri.com.vn/van-hoa/hinh-anh-phu-nu-dien-... http://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-bo-ao-dai-viet-... http://laodong.com.vn/van-hoa/nha-thiet-ke-minh-ha... http://kienthuc.net.vn/showbiz/ntk-minh-hanh-lan-h... http://vietnamnet.vn/vn/thi-truong-tieu-dung/10411... http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/223847/minh-hanh-l...